Trồng nấm bào ngư – hướng đi hiệu quả tại Quảng Nam

Tại , nhu cầu nấm ăn ngày một tăng cao, đã thu hút nhiều hộ dân phát triển nghề trồng nấm. Mô hình trồng tại nhà chị Nguyễn Thị Bé (thôn Phước Mỹ 2, thị trấn Nam Phước, huyện Duy Xuyên) là một ví dụ.

alt
Chị Bé với những bịch nấm đang ươm sợi. Ảnh: P.N

Đầu năm 2011, chị Bé được Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư tập huấn hướng dẫn nuôi trồng nấm bào ngư. Nhận thấy kỹ thuật nuôi trồng không khó, để , chị mạnh dạn đầu tư 5 triệu đồng xây nhà nuôi trồng nấm với diện tích hơn 20m2 (diện tích tối thiểu theo khuyến cáo của cán bộ kỹ thuật). Gia đình chị có 3 sào lúa nước, thời gian đầu tư cho việc trồng lúa không nhiều, có thời gian nhàn rỗi, lại sẵn rơm rạ, là điều kiện thuận lợi để làm thêm nghề trồng nấm. Chị bắt đầu với hơn 400 bịch nấm làm từ 400kg rơm khô, sau 4 tháng rưỡi kể từ lúc xử lý nguyên liệu đến kết thúc thu hoạch chị đã khai thác được 250kg nấm tươi. Với giá bán trung bình 30 nghìn đồng/kg, trừ chi phí lãi được 6 triệu đồng. Trong giai đoạn thu hoạch, trung bình mỗi ngày thu 4 – 6kg nấm. Có ngày nấm ra rộ, chị Bé hái được 10kg. Nấm tươi thu hoạch được chị đem bán ở chợ Nam Phước. Thời gian đầu thấy nấm bào ngư lạ, ngại nấm độc nên ít người mua. Về sau khi đã quen, nấm bào ngư của chị Bé và nhiều hộ trong thôn không đủ cung cấp cho thị trường. Vào những ngày rằm, mồng một, nhu cầu nấm của người ăn chay tăng cao, giá bán nấm bào ngư cũng tăng, có lúc lên đến 50 nghìn đồng/kg.

Nấm bào ngư (còn gọi là nấm sò) có giá trị dinh dưỡng cao, không có độc tố, được xem như một loại rau sạch và là loại thực phẩm thuốc. Hàm lượng đạm thực vật lớn gấp đôi so với trứng gà, rất giàu các chất khoáng và các loại vitamin A, B, C, D, E…

Hiện tại diện tích nhà nuôi trồng nấm của chị Bé còn hẹp, để có nấm bán thường xuyên, mỗi lần chỉ xử lý 100kg rơm, cách 1 tuần lại làm tiếp 100kg rơm nữa. Do kỹ thuật yêu cầu đống rơm ủ phải đạt 300kg rơm khô trở lên mới đảm bảo diệt mầm bệnh nên mỗi lần xử lý rơm, chị liên kết với nhiều hộ trong xóm để đống rơm ủ đủ lớn. Chị Bé cho biết cứ 300kg rơm khô được làm ướt bằng nước vôi theo tỷ lệ 3,5kg vôi hòa với 1.000 lít nước, sau đó ủ thành đống trong 7 – 8 ngày. Khi độ ẩm đạt 65% (vắt chặt, nước rịn ra vừa ướt tay) thì băm nguyên liệu đã ủ càng nhỏ càng tốt, trộn đều, cho vào bịch ni lông kích thước 30 x 40cm, nén chặt, đồng thời cấy giống nấm xung quanh bịch theo từng lớp. Đem bịch đựng nguyên liệu đã cấy nấm đặt vào phòng ươm sợi trong 25 – 28 ngày. Sau đó treo bịch nấm vào phòng kín, rạch bịch, phun tạo ẩm hàng ngày. Thời gian thu hoạch nấm kéo dài khoảng 2 – 2,5 tháng. Công đoạn vất vả nhất khi làm nấm bào ngư là , tuy nhiên cũng không tốn nhiều công lao động. Chị Bé còn chia sẻ thêm, trước khi thu hái nấm phải tạm ngừng tưới nước ít nhất 3 – 4 giờ để nấm không bị dập nát khi vận chuyển và để tránh việc nấm làm ra không bán được, người trồng nấm bào ngư nên liên hệ tìm chỗ bán trước khi thu hoạch.

Theo ông Hà Đức Năm, Trưởng trại Phát triển giống nấm Điện Ngọc (trực thuộc Trung tâm Giống nông – lâm nghiệp tỉnh), trồng nấm bào ngư không khó, vốn đầu tư ít. Với nguồn rơm dồi dào thì gia đình nào cũng có thể tranh thủ lúc nông nhàn để làm nấm, cải thiện thu nhập. Với 100kg rơm khô có thể sản xuất được 60 – 70kg nấm bào ngư tươi. Về thời vụ, nấm bào ngư có thể trồng quanh năm. Nhưng khác với nấm rơm, nấm bào ngư cần nhiệt độ thấp hơn (khoảng 24 – 280C) nên nếu trồng vào mùa nắng nóng sẽ cho năng suất thấp. Điều quan trọng trong sản xuất nấm là xử lý rơm để tiêu diệt mầm bệnh, tạo độ ẩm thích hợp bằng nước sạch, không nhiễm phèn và sử dụng giống nấm có chất lượng. Ông Năm cũng cho biết, trại có đủ khả năng cung cấp giống nấm bào ngư cho địa bàn Quảng Nam, Đà Nẵng và các tỉnh lân cận. Tuy nhiên, do giống nấm sản xuất ra không bảo quản được lâu nên người trồng nấm cần liên hệ trước để trại lên kế hoạch sản xuất và cung ứng.

Hiện tại ở thôn Phước Mỹ 2 có 7 hộ sản xuất nấm bào ngư quy mô nhỏ như ở hộ chị Bé, cho hiệu quả kinh tế khả quan. Chị Bé cho biết, người thân của mình sản xuất lúa nhưng không dùng đến rơm, chị có ý định mở rộng thêm diện tích nhà nuôi trồng nấm để tận dụng số rơm rạ thừa này.

PHƯƠNG NAM

Cùng Danh Mục:

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

You may use these HTML tags and attributes: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <strike> <strong>