Sinh kế cho vùng ven di sản thế giới

Tạo việc làm, tăng thu nhập cho cư dân ven 2 di sản thế giới – , là mục tiêu hướng tới của ngành du lịch Quảng Nam trong việc xúc tiến và thực hiện các dự án hỗ trợ đầu tư phát triển.
CHÍNH quyền và Quảng Nam khẳng định “cơn bão” du lịch đã làm thay đổi đời sống địa phương trong vòng 2 thập kỷ qua, nhưng lượng du khách đến vẫn chưa đạt đến mức “kỷ lục” để gây ra sự đảo lộn hoặc đẩy áp lực lên di sản. Phát triển hiện tại vẫn chưa đến mức độ báo động hủy loại tài nguyên thiên nhiên và lệch đi các giá trị văn hóa, song đã có dấu hiệu mất cân bằng, sự chênh lệch quá lớn giữa biển và núi. Ngay cả Hội An, mật độ bán buôn dày đặc. mỗi ngôi nhà mặt tiền là một cửa hàng, cửa hiệu… nhưng thành phố vẫn than phiền còn quá nhiều cư dân ven di sản chưa được hưởng lợi gì nhiều từ sự phát triển của du lịch.

alt

Tuy nhiên, thành công nổi bật nhất của chiến lược “Lồng ghép văn hóa – du lịch nhằm phát triển bền vững Quảng Nam” chính là việc xây dựng chính sách dựa vào cộng đồng, đã được các tổ chức quốc tế và cộng đồng du lịch Việt Nam xem như một hình mẫu. Thành công này một lần nữa giúp “tăng lực” cho Quảng Nam xây dựng một chính sách mới, nhất là trong việc tìm kiếm nguồn tài trợ trong việc phát triển sinh kế cho cư dân ven vùng di sản. Một chiến lược phát triển du lịch bền vững được công bố và dự án “Hỗ trợ các sản phẩm thủ công có tính dấu ấn của các khu di sản thế giới” (tổng kinh phí khoảng 100.000 USD do Quỹ Tín thác Hàn Quốc tài trợ) bắt đầu triển khai từ tháng 2.2012 đã tiếp tục “thắp lửa” cho ngành du lịch xúc tiến, vận động thêm các dự án hỗ trợ khác.

alt
Du lịch tạo sinh kế cho cộng đồng.                     Ảnh: N.K

Hồi cuối tháng 3, cơ quan quản lý du lịch, Hội An và Duy Xuyên cũng đã đón tiếp một vị khách đặc biệt: bà Robin Tauck – Chủ tịch Tập đoàn du lịch lớn nhất nước Mỹ Robin Tauck và Quỹ Robin Tauck & Partners chuyên hỗ trợ tài chính thông qua các hoạt động du lịch, tạo sinh kế bền vững cho người dân quanh các . Hai năm qua, tổ chức này đã từng hỗ trợ tài chính cho UNESCO tiến hành các hoạt động ở Mỹ Sơn và xây dựng bản đồ các điểm di sản ở Hội An thông qua Hiệp hội Du lịch Quảng Nam. Cuộc gặp gỡ ngắn ngủi này đã nhanh chóng nhận được cái gật đầu của Robin về sự hỗ trợ xây dựng  mô hình homestay quanh các khu di sản; tài trợ cho Hội An củng cố, đẩy mạnh hoạt động các điểm bán vé cho khách và tài trợ Chương trình sinh viên nước ngoài hỗ trợ du lịch Quảng Nam tiếp thị điểm đến.

Theo ông Hồ Tấn Cường, Phó Giám đốc Sở VH-TT&DL, thỏa thuận ban đầu với bà Robin dù không nhiều nhưng sẽ là hình mẫu tốt cho tương lai của cư dân ven di sản. Sự hình thành các dự án hỗ trợ từ các tổ chức quốc tế, sẽ giúp cơ quan quản lý du lịch bớt loay hoay trước việc giải quyết ý tưởng phát triển du lịch và chia sẻ lợi ích cộng đồng. “Hiện Duy Xuyên đang xây dựng đề án phát triển làng dệt Mã Châu, phát triển đường giao thông, bến thuyền, nhà đón tiếp… lồng ghép các chương trình phát triển nông thôn mới, du lịch, làng nghề và phát triển du lịch hồ Thạch Bàn để đón cơ hội, không chỉ từ các dự án hiện tại mà còn từ các dự án đang được xúc tiến, kêu gọi khác” – ông Cường nói.

Nam Kha

Cùng Danh Mục:

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

You may use these HTML tags and attributes: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <strike> <strong>