Chuyện lạ về cây mai “báo bão” bằng cách trổ bông

(NLĐO) – Hiện nay, từ giữa tháng 10 đến đầu tháng 11.2015, trước sân Ủy ban Nhân dân xã Điện Thắng Trung (thị xã Điện Bàn, ) có một đang nở hoa rất đẹp và lạ.

Mai trắng được dân làng gọi là mai Hạ, vì thường trổ bông vào mùa hè. Những năm cây ra hoa hai lần thường có bão lụt lớn, nên còn có tên dân gian là “cây báo bão”!


Cây mai trắng trước UBND xã Điện Thắng Trung đang bung hoa khoe sắc

Cây mai trắng trước Điện Thắng Trung đang bung hoa khoe sắc

 

1- Cách đây hơn 50 năm, khi tôi học tiểu học, cây mai này đã có, đã nở hoa vào mùa hè, ngay tại vị trí ngày xưa là ngôi của làng.

Theo lời kể của các cụ già trong làng (thôn Thanh Quýt), trước đây trong làng có cả thảy 6 cây, thường trổ hoa vào mùa hè, nhưng nay chỉ còn lại một cây này. Trước đình làng xây dựng từ 300 năm trước cũng có hai cây, nhưng sau đã bị . Cây mai trắng này có hoa thơm thoang thoảng, cánh mai dày có màu trắng sữa, nhụy xanh tím, sau một tuần lại chuyển qua trắng và kéo dài cả tháng. Khi trổ hoa, do không có lá nên từ xa trông như một đám mây bềnh bồng trong không gian. Nhiều gia đình sau đó nhặt hạt về ươm, hoặc nhặt một đoạn rễ về giâm, nhưng rất khó ra hoa.

Hiện cây mai cao khoảng 5 mét, đường kính chỗ lớn nhất ở gốc khoảng 20-30 cm, dáng đẹp thanh thoát.

Ông Nguyễn Hữu Khanh, người am hiểu nhiều chuyện xưa ở địa phương cho biết, theo lời kể của những lão làng mà nay nếu còn sống họ đã trên 100 tuổi, thì lúc các cụ ấy còn nhỏ cây mai đã có độ cao và thân gốc như vậy rồi. Ông Khanh căn cứ vào lời kể đó cho rằng cây mai này ít nhất cũng có tuổi thọ hơn vài thế kỷ!

Một điều đặc biệt là có những năm cây mai này trổ hai lần hoa. Lần thứ 2 vào mùa Thu. Năm nào mai ra hoa hai lần thì năm đó thế nào cũng có thiên tai. Các năm Giáp Thìn 1964, các năm 1999, 2000 rồi 2006, 2007 gần đây đều có mưa bão lớn ở Quảng Nam và nhưng năm ấy cây mai này đều ra hoa 2 lần.

2- Được biết ở cũng có loài mai trắng. Hoa mai trắng có tên khoa học là Prunus mume sieb et zuce cùng họ với mận và đào. Mai trắng còn được gọi là “chi mai”. Chi mai khác với mai vàng và mai tứ quý. Do cùng họ với đào nên về cơ bản mai trắng giống đào từ khả năng thích nghi với điều kiện khí hậu, đất đai, cho đến đặc tính sinh trưởng và thời gian ra hoa. Hoa mai trắng nhỏ, cây nhỏ, hoa nhỏ. Hoa lúc đầu mới nở có màu đỏ hồng, sau đó chuyển sang màu trắng, có mùi thơm nhưng khó nhận thấy. tuy không được phổ biến như đào nhưng hoa mai trắng lại mang ý nghĩa cao quý hơn hoa đào, nó là một trong 4 lòai cây hiện diện cho sự tôn nghiêm, thanh cao của nghệ thuật.

Tuy nhiên cây mai trắng như chúng tôi tận mắt nhìn thấy ở xã Điện Thắng Trung có những điểm khác biệt với mô tả trên đây.

3- Theo một cựu ở đại học Nông Lâm Súc, Huế, ông Đỗ Xuân Cẩm cho biết,  cây mại trắng ở Điện Thắng Trung có thể cây Bún, có tên tiếng Anh là Spider Tree (cây con nhện). Do tính chất háo ẩm, thường mọc tự nhiên ở những vùng đất ẩm ven sông, rạch, ruộng… nên cũng thường được gọi là Bún nước. Cây thường ra hoa vào khoảng tháng 4 – 6 dương lịch, tùy điều kiện tiểu khí hậu mỗi nơi mà thời gian ra hoa có thể sớm hơn hoặc muộn hơn. Trong điều kiện đất đủ ẩm, tầng đất dày, độ màu mỡ cao, hoa ra khi cây còn đầy lá, tạo thành từng mảng trắng trên nền xanh của tán lá trông đẹp mắt. Ngược lại, ở vùng đất khô cằn, bí chặt, nghèo dinh dưỡng, cây ra hoa rộ khi cành đã trút gần hết lá, khiến cho toàn cây mang một vòm trắng xóa hoặc một vòm trắng sữa điểm phớt màu vàng cam lại càng đẹp hơn.

Thêo ông Đỗ Xuân Cẩm, hiện tượng năm nào cây Mai hạ ở Điện Thắng Trung nở hoa vào mùa thu là thế nào cũng có bão đổ bộ vào khu vực miền Trung, không phải là điều huyền bí, đó chỉ là những đặc điểm sinh học của một số loài cây mà ngành lâm nghiệp gọi là đặc điểm vật hậu, trong đó có Bún. Xưa nay, ngành Khí tượng học cũng đã vận dụng đặc điểm này để dự báo thời tiết.

Từ lâu, nhiều nơi ở miền Nam Trung Quốc và Vùng Đông Nam Á, người ta đã chọn nó làm cây cảnh quan. Ở nhiều nước châu Á, trong đó có Việt Nam, cây thường được trồng ở các đền chùa, thánh thất… nên nó cũng được gọi tên là Temple Plant. Bún là một loài thuộc chi Crateva, họ Cáp, còn gọi là họ Bạch hoa hay họ Màn màn – Capparaceae. Cũng chính vì phát hiện nó thường gắn liền với các đền đài, chùa, miếu, thánh thất… như vừa nói nên khi đặt tên khoa học cho nó, Forster – nhà thực vật học người Đức đã dùng tính từ Latin “religiosa” (thuộc về tôn giáo, tín ngưỡng) làm tính ngữ cho tên loài. Từ đó tên loài của nó là Crateva religiosa.

Ông Cẩm cho biết, ở khu vực miền Trung, cây Bún được gặp khá phổ biến, nhiều nhất là vùng trũng hạ lưu các sông. Chúng thường phát triển thành quần thể do tái sinh tự nhiên theo hai phương thức, vừa bằng hạt vừa bằng chồi rễ. Các có thể dùng bổ sung nguồn gen cho hệ thống cây xanh như đã có một vài cây trên đường phố ở Huế. Nếu phát triển trồng thành hàng trên một trục đường phố nào đó, với điều kiện đất khô cằn, dinh dưỡng kém, chắc chắn chúng ta sẽ có cả một con đường hoa trắng vào mùa hè rất đẹp.

4- Chúng tôi đã tường thuật ý kiến của ông Cẩm cho nhiều người ở làng Thanh Quýt. Nhưng họ chưa đồng tình. Dân làng Thanh Quýt, xã Điện Thắng Trung từ nhiều đời nay vẫn gọi là cây Mai hạ, với những đặc điểm khác với mô tả về cây Bún của ông Cẩm.Với đặc điểm nếu cây ra hoa hai lần là có báo hiệu thiên tai, nhiều bạn trẻ trong làng đã gọi là “Cây báo bão”. Một số vị lãnh đạo địa phương còn đề nghị mời các nhà thực vật học về nghiên cứu tiếp và đưa vào danh mục “Cây di sản” của địa phương!

Mong rằng những điều các bô lão và dân làng vừa lo lắng trên đây sẽ không xảy ra. Tuy nhiên, cũng đề nghị các nhà ngiên cứu thực vật dành thời gian về tại địa phương để có những kết luận khoa học cần thiết làm sáng tỏ những thông tin mà dân làng đang lưu truyền.

Hình ảnh các góc cạnh của cây mai trắng trong sân UBND xã Điện Thắng Trung mà tác giả “lưu” lại được:

 


Cách đây cả trăm năm cây mai này đã có và đã nở hoa. Giờ vẫn vậy, và cứ mỗi năm càng thêm lộng lẫy

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

You may use these HTML tags and attributes: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <strike> <strong>

Ty Huu Phong Thuy
Da Quy Phong Thuy
Khi Phong Thuy