Xây dựng trái phép xử lý theo luật hay theo cảm tính?

Cách xử lý đối với căn của ông Ngô Văn Quang ở khu vực núi Hải Vân, phường Hòa Hiệp Bắc, quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng ngày càng khó hiểu.

  • Dừng tháo dỡ biệt thự xây trái phép ở núi Hải Vân

    Dừng tháo dỡ biệt thự xây trái phép ở núi Hải Vân

Hôm qua (30-11) là hạn cuối cùng ông Quang phải tháo dỡ căn biệt thự này theo quyết định của đã ban hành hôm 7-8. Theo đó, nếu chủ nhân không chấp hành thì sẽ giao chính quyền quận Liên Chiểu cưỡng chế tháo dỡ.

Thế nhưng, sáng 30-11, UBND TP Đà Nẵng có công văn chỉ đạo UBND quận Liên Chiểu chưa áp dụng biện pháp xử lý hành chính. Lý do là phải chờ ý kiến của bởi trước đó ông Quang có đơn xin giữ lại căn biệt thự làm – tâm linh và “các hộ dân trong khu vực cũng có đơn kiến nghị tập thể gửi đến ” với cùng mục đích, đơn này được chuyển về UBND Đà Nẵng xem xét, giải quyết.

Vậy là phải tiếp tục chờ câu trả lời quyết định số phận căn biệt thự. Vấn đề là với tầm mức sự vụ như vậy, việc xử lý có đáng lòng vòng, kéo dài thời gian như thế không; có nhất thiết phải đẩy lên Thủ tướng Chính phủ để xin ý kiến chỉ đạo không?

Câu trả lời chắc chắn là không! Bởi đây chỉ là một công trình dân dụng, hoàn toàn mang tính chất cá nhân, chính quyền địa phương thừa thẩm quyền cấp phép hoặc xử phạt. Và nữa, luật về xây dựng, tài nguyên – môi trường cùng các điều khoản pháp lý liên quan đã quy định rõ thì cứ theo đó mà làm, HĐND TP cũng đã thống nhất phải tháo dỡ, sao lại còn băn khoăn?

Dư luận hoài nghi phải chăng Đà Nẵng nương tay? Cần nhớ là trước đó ở khu vực núi Hải Vân còn có biệt thự xây sai phép của ông Phan Như Thạch, nguyên Giám đốc . Cả 2 chủ nhân cùng bị phạt tiền và bị yêu cầu tháo dỡ biệt thự. Gia đình ông Thạch đã chấp hành, tháo dỡ xong vào tháng 3-2015; còn biệt thự của ông Quang thì vẫn yên vị đến nay!

Nhiều người cảm thấy tiếc vì công trình này đồ sộ, trị giá lớn (khoảng 100 tỉ đồng), nếu đập thì uổng song đó là cảm tính thường thấy của số đông; còn nhà chức trách thì phải khác, phải lấy các thiết chế quản lý xã hội làm cơ sở. Làm gì có chuyện nhà ít tiền thì đập, nhà nhiều tiền thì không?! Đã là luật thì phải được vận dụng công bằng, nghiêm minh; nếu để các yếu tố khác như tiền bạc, thân quen… chi phối thì luật mất tác dụng.

Trong trường hợp căn biệt thự của ông Quang được phép tồn tại để làm khu du lịch sinh thái – tâm linh thì chính quyền Đà Nẵng sẽ khó “ăn nói”, trước hết là với gia đình ông Phan Như Thạch, sau nữa là với dư luận địa phương và cả nước khi tiếng thơm về một thành phố “nói được – làm được” phôi phai đáng kể. Nó được tồn tại đồng nghĩa trách nhiệm của các sở – ngành để xảy ra vụ này sẽ bị khỏa lấp. Và càng khó ăn nói hơn bởi trong khi đó, một địa phương khác là Hà Nội vừa mạnh tay chỉ đạo “cắt ngọn” ; trước đó Hà Nội cũng từng quyết liệt xử lý biệt thự xây sai phép của 2 nghệ sĩ nổi tiếng.

Căn biệt thự 100 tỉ đồng này, vì thế, là lăng kính phản chiếu uy tín của Đà Nẵng và uy lực của nhà nước pháp quyền.

Dương Quang

Cùng Danh Mục:

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

You may use these HTML tags and attributes: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <strike> <strong>